NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC (Chuyên ngành Kỹ thuật Phương tiện đường sắt tốc độ cao)

Mã ngành xét tuyển7520116-ĐS

Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07 (A00: Toán, Vật Lí, Hoá học; A01: Toán, Vật Lí, Tiếng Anh; D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh; D07: Toán, Hoá học, Tiếng Anh)

Chỉ tiêu Tuyển sinh năm 2025: 45 chỉ tiêu

Phương thức 1: Xét tuyển kết quả thi THPT năm 2025 và học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế. Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn của tổ hợp đăng ký xét tuyển (trong đó môn Toán nhân 2) và điểm ưu tiên nếu có.

Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT. Sử dụng ba môn trong tổ hợp xét tuyển (đủ 6 học kỳ THPT), trong các tổ hợp, điểm Toán nhân 2. Trong đó điểm từng môn của ba môn trong tổ hợp xét tuyển không có điểm trung bình môn nào (xét theo mỗi năm học) dưới 5.50 điểm.

Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả Đánh giá tư duy năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà nội.

Thời gian đào tạo: Cử nhân kỹ thuật 4 năm (141 tín chỉ); Kỹ sư 5 năm (188 tín chỉ).

Hotline tư vấn tuyển sinh: TS. Mai Văn Thắm - Trưởng Bộ môn Đầu máy Toa xe 091338331ại 

Tại sao lại chọn chuyên ngành Kỹ thuật Phương tiện đường sắt: Ngày 30/11/2024 Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tốc độ 350 km/h, dự kiến hoàn thành vào năm 2035. Dự án này đòi hỏi một đội ngũ kỹ sư chuyên sâu về thiết kế, vận hành và bảo trì Phương tiện đường sắt tốc độ cao.

  • Lịch sử đào tạo của chuyên ngành: Năm 1960, Bộ môn Đầu máy Toa xe được thành lập và thực hiện đào tạo khoá 1 về đầu máy toa xe, đến năm 2005 thì đào tạo kỹ sư Tàu điện Metro và năm 2021 đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Phương tiện đường sắt và bắt đầu từ năm 2025 đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Phương tiện đường sắt tốc độ cao.

  • Đội ngũ giảng viên đào tạo chuyên ngành: 08 giảng viên, trong đó có 04 TS và 04 ThS. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên là 50%. Ngoài ra có 04 giảng viên ký hợp đồng lao động chuyên môn, trong đó có 01 GS, 02 PGS và 01 TS).

  • Định hướng nghề nghiệp: Chuyên ngành Kỹ thuật Phương tiện đường sắt mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, phù hợp với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Dưới đây là những định hướng nghề nghiệp phổ biến cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này:

          1. Kỹ sư thiết kế và phát triển sản phẩm phương tiện đường sắt;

          2. Kỹ sư vận hành, bảo trì và sửa chữa phương tiện đường sắt tốc độ cao;

          3. Kỹ sư sản xuất và quản lý dây chuyền sản xuất Phương tiện đường sắt;

          4. Chuyên gia nghiên cứu và phát triển công nghệ mới phương tiện đường sắt tốc độ cao;

          5. Giảng dạy và đào tạo Kỹ thuật Phương tiện đường sắt;

          6. Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cơ khí phương tiện đường sắt.

  • Cơ hội việc làm: Kỹ sư Kỹ thuật Phương tiện đường sắt tốc độ cao sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo trì, sửa chữa tại các công ty, xí nghiệp vận hành, sửa chữa đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các đơn vị thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Cục Đường sắt, Cục Đăng kiểm Việt Nam; Các Công ty đường sắt đô thị Hà nội, TP Hồ Chí Minh; Ban quản lý đường sắt đô thị Hà nội, TP Hồ Chí Minh; Các công ty, doanh nghiệp thuộc lĩnh cực cơ khí.

  • Websitecủa chuyên ngành: http://daumaytoaxe.utc.edu.vn   Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100087405131909

Danh mục: